Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc Tế Phan Nguyễn

Gọi ngay cho chúng tôi

(024) 6664.0446
Đẩy lui tuổi già, trà kỷ tử xứng danh Thiên tinh, Địa tiên
16/04/2021

Đẩy lui tuổi già, trà kỷ tử xứng danh Thiên tinh, Địa tiên

Không rõ nguồn gốc xuất xứ ra sao, nhưng trà Kỷ tử đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nhiều nước phương Đông và sau này đều được ghi lại trong các sách viết về Trà dược cổ truyền.   Trà Kỷ tử là một trong những loại trà thuốc hết sức đơn giản, chỉ gồm có độc vị Kỷ tử nhưng công dụng thì lại rất nổi tiếng. Chỉ cần mỗi ngày lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà trong ngày lại vừa có công năng bổ thận ích tinh và dưỡng can minh mục. Cổ nhân thường dùng trà Kỷ tử để bồi bổ cơ thể và phòng chống tích cực các chứng bệnh như suy nhược toàn thân sau khi bị bệnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực do nhiều nguyên nhân, lưng đau, gối mỏi, suy nhược năng lực tình dục, di mộng tinh, xuất tinh sớm, muộn con…   Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. (Lycium chinense mill). Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già)…, điều đó cho thấy giá trị đặc sắc của vị thuốc này.     Chuyện kể lại rằng: Vào đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể thường mệt mỏi, được quan thái y cho dùng món canh Kỷ tử nấu với Ngân nhĩ (Mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khoẻ dần được phục hồi, tinh thần trở nên tráng kiện.   Đại thi nhân Lưu Vũ Tích cũng đã từng viết thơ ca tụng công dụng của Kỷ tử: “Thượng phẩm công năng cam lộ vị, hoàn tri nhất chước khả diên niên” (công năng tuyệt diệu mùi thơm ngọt, một gáo nên hay sẽ sống lâu). Trong y thư nổi tiếng Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng “Phục Kỷ tử thọ bách niên, hành tẩu như phi, bạch phát phản hắc, xỉ lạc canh sinh, dương sự cương kiện” (uống Kỷ tử thọ trăm năm tuổi, đi lại nhanh nhẹn, tóc bạc đen lại, răng chắc, dương sự mạnh mẽ).   Tại Trung Quốc, Kỷ tử phân bố ở nhiều nơi nhưng loại được trồng ở Ninh Hạ có chất lượng cao hơn cả, người ta gọi vị thuốc này là “Minh mục tử”, có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt. Truyền thuyết kể lại rằng:   Ngày xưa ở Ninh An thuộc tỉnh Ninh Hạ có một cô gái tên là Cẩu Hồng Quả. Cha cô không may mất sớm, vì quá thương nhớ chồng mình, mẹ cô khóc nhiều đến nỗi cả hai con mắt không còn nhìn thấy gì cả. Để chữa bệnh cho mẹ, Cẩu Hồng Quả đã không quản gian lao, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận Nam Sơn hái thuốc. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, tiên ông Bạch Hồ Tử đã hiện ra và chỉ dẫn Cẩu Hồng Quả thu hái Kỷ tử về làm thuốc cho mẹ uống. Quả nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, mắt mẹ cô ngày càng sáng ra và khỏi hẳn. Vì thế, dân trong vùng gọi loại thảo dược này là “Minh mục tử” và coi đó là thứ “Linh đan diệu dược” chuyên chữa bệnh về mắt.   Theo dược học cổ truyền, Kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế. Y thư cổ Bản thảo kinh sơ viết: “Kỷ tử, nhuận nhi tư bổ, kiêm năng thoái nhiệt, nhi chuyên vu bổ thận nhuận phế, sinh tân ích khí, vi can thận chân âm bất túc, lao phiếm nội nhiệt, bổ ích chi yếu dược. Lão nhân âm hư giả thập chi thất bát, cố phục thực gia vi ích tinh minh mục chi thượng phẩm” (Kỷ tử nhuận và bổ, lại có khả năng giải nhiệt nên là vị thuốc trọng yếu để bổ thận nhuận phế, sinh dịch mới và ích khí, chuyên chữa chứng can thận âm hư mà sinh nhiệt bên trong; là vị thuốc bổ tinh, sáng mắt, được coi là thượng phẩm đối với người già vốn phần âm đã hư hao bảy, tám phần).   Y học cổ truyền cho rằng: Can là cơ quan có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, can thận đồng trị”, tinh huyết hỗ sinh. Nếu Can Thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương…   Trà kỷ tử xứng danh thiên tinh, địa tiên   Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: - Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể. - Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận. - Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan. - Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ  và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. - Hạ đường huyết. - Làm giãn mạch và hạ huyết áp. - Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tuỷ xương. - Chống oxy hoá và làm chậm sự lão hoá. - Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi. - Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư… Điều này cho thấy những nhận định về công dụng tuyệt vời của Kỷ tử của cổ nhân là hoàn toàn có cơ sở.   Để nâng cao tác dụng của trà Kỷ tử, tuỳ theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường gia thêm một số vị thuốc khác như Cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), Mạch môn và Ngũ vị tử (để cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), Thảo quyết minh, Đan sâm và Hà thủ ô ( bổ can Thận và làm hạ mỡ máu), Đương quy và Đại táo ( dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), Toan táo nhân và Ngũ vị tử ( dưỡng tâm an thần), Đông trùng hạ thảo (bổ thận trợ dương)…   Nguồn: caythuocquy.info.vn

5 lợi ích sức khỏe do kỷ tử mang lại
16/04/2021

5 lợi ích sức khỏe do kỷ tử mang lại

Từ lâu, nhiều người đã biết đến hàng loạt công dụng của loại quả này qua các bài thuốc bắc dân gian, nhưng phổ biến nhất vẫn là: 1. Tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cúm Với lượng lớn vitamin trong mình, kỷ tử có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời phòng ngừa cúm. Khả năng này rất có ý nghĩa đối với nền y học vì trong một vài trường hợp hy hữu, người đã tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm. Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cẩu kỷ có thể ngăn ngừa nhiễm trùng ở người cao tuổi sau khi họ đã được tiêm chủng vắc xin cúm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng câu kỷ tử không phải là biện pháp thay thế để phòng ngừa cúm.  Kỷ tử có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết tới 2. Tiềm năng hỗ trợ quá trình giảm cân Câu kỷ tử có thể giúp bạn luôn theo sát chế độ ăn uống lành mạnh. Hương vị ngọt ngào, nguồn vitamin và khoáng chất phong phú cùng với hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này khiến nó trở thành một trong những loại thực phẩm mà người đang giảm cân nên dùng. Thực tế, kỷ tử là một sự thay thế hoàn hảo cho các loại trái cây sấy khô có hàm lượng đường cao với các giá trị dinh dưỡng như: - Ít calo (khoảng 30g cẩu kỷ tương đương với 23 calo) - Ít đường Bạn có thể dùng cẩu kỷ để ăn vặt bằng cách trộn chung với sữa chua hoặc salad. 3. Chất chống oxy hóa cho mắt và da Nhiều cuộc nghiên cứu tiến hành trong quá khứ cho thấy kỷ tử chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là zeaxanthin. Zeaxanthin là hoạt chất đóng vai trò cung cấp màu sắc bắt mắt cho cẩu kỷ, nghệ tây và ớt chuông. Nhiệm vụ của các chất chống oxy hóa là bảo vệ tế bào trước những yếu tố như khói hay chất phóng xạ. Ngoài ra, thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa lành mạnh cao thường sẽ chứa nhiều chất xơ và ít chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa). Một số cuộc nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người cao tuổi bổ sung câu kỷ tử vào thực đơn ăn uống hàng ngày của họ trong ba tháng có xu hướng ngăn chặn tình trạng suy giảm sắc tố da và thoái hóa điểm vàng. Kỷ tử rất tốt cho mắt và da 4. Duy trì lượng đường trong máu Câu kỷ tử có thể trở thành loại trái cây ưa thích của bạn nếu bạn có sở thích ăn ngọt nhưng lại rơi vào tình trạng cần phải hạn chế lượng đường hấp thụ. Một số đặc tính của cẩu kỷ sau đây có thể bạn chưa biết: - Khả năng hạ đường huyết - Cải thiện vấn đề cơ thể không dung nạp đường - Giảm tình trạng kháng insulin - Cải thiện và phục hồi các tế bào giúp sản xuất insulin Hãy trò chuyện với bác sĩ trước khi bạn bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt khi lượng đường trong máu của bạn vốn thấp. Hãy kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên nếu bạn có xu hướng sử dụng loại quả này trong thời gian dài. 5. Tăng hormone testosterone Mối liên hệ giữa câu kỷ tử và khả năng sinh sản đã có từ lâu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tác dụng của loại quả này còn bao gồm: - Tăng số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng - Cải thiện bản năng giới tính - Cải thiện mức độ testosterone Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu còn đặt giả thiết kỷ tử có thể là một lựa chọn thay thế hữu hiệu cho đơn thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra. Mối liên hệ giữa câu kỷ tử và khả năng sinh sản đã có từ lâu Câu kỷ tử: phải chăng là siêu thực phẩm? Một số thương hiệu đã và đang tiếp thị kỷ tử như một siêu thực phẩm. Một nghiên cứu gần đây đã so sánh kết quả giữa những tình nguyện viên sử dụng nước ép cẩu kỷ mỗi ngày trong hai tuần hàng ngày trong 14 ngày với những người không dùng. Kết quả cho thấy những người uống nước câu kỷ tử có sự gia tăng về: - Năng lượng - Hiệu suất hoạt động thể chất - Chất lượng giấc ngủ - Khả năng tập trung - Sự bình tĩnh - Sức khỏe tổng thể - Ngoài ra, họ còn báo cáo lại về những cải thiện ở các vấn đề mệt mỏi, căng thẳng và tiêu hóa.  Một số tuyên bố về sức khỏe có liên quan đến kỷ tử như sau: - Tăng tuổi thọ - Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch - Hạ huyết áp - Giảm đau viêm khớp Một nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc cũng kết luận rằng cẩu kỷ còn có thể điều trị khối u ác tính nhờ chứa một hoạt chất hóa học gọi là beta–sitosterol. Điều này có thể giúp làm giảm kích thước của các tế bào phát triển đột biến và gây ra quá trình chết rụng tế bào ở các khối u. Bạn nên sử dụng cẩu kỷ như thế nào? Bạn có nhiều phương án để thêm kỷ tử vào thực đơn ăn uống của mình, chẳng hạn như: - Ăn câu kỷ tử kèm với ngũ cốc ăn sáng hoặc sữa chua - Dùng nước ép kỷ tử - Pha trà với cẩu kỷ Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá kỷ tử như một loại gia vị chế biến món ăn. Hương vị của nó rất thích hợp khi nấu với thịt nạc (heo) hoặc gà. Chẳng hạn như với món gà ác tiềm thuốc bắc, vị ngọt thơm từ câu kỷ tử giúp đẩy mạnh vị ngon của món ăn lên. Pha trà là một trong những cách sử dụng kỷ tử phổ biến Hầu hết trường hợp cẩu kỷ rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số người báo cáo rằng họ gặp phải vấn đề về tiêu hóa dạng nhẹ khi ăn chúng lần đầu. Đây được xem là tác dụng phụ phổ biến của loại trái cây này. Nếu bạn có tiền sử gặp vấn đề tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử như một vị thuốc. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm bổ dưỡng mới để bổ sung vào chế độ ăn uống thường ngày, câu kỷ tử sẽ là một sự lựa chọn tốt. Với hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cũng như protein, kỷ tử có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn. Các bài viết của Phan Nguyễn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điểu trị, chuẩn đoán y khoa. 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: