Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc Tế Phan Nguyễn

Gọi ngay cho chúng tôi

(024) 6664.0446
Đẩy lui tuổi già, trà kỷ tử xứng danh Thiên tinh, Địa tiên
16/04/2021

Đẩy lui tuổi già, trà kỷ tử xứng danh Thiên tinh, Địa tiên

Không rõ nguồn gốc xuất xứ ra sao, nhưng trà Kỷ tử đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nhiều nước phương Đông và sau này đều được ghi lại trong các sách viết về Trà dược cổ truyền.   Trà Kỷ tử là một trong những loại trà thuốc hết sức đơn giản, chỉ gồm có độc vị Kỷ tử nhưng công dụng thì lại rất nổi tiếng. Chỉ cần mỗi ngày lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà trong ngày lại vừa có công năng bổ thận ích tinh và dưỡng can minh mục. Cổ nhân thường dùng trà Kỷ tử để bồi bổ cơ thể và phòng chống tích cực các chứng bệnh như suy nhược toàn thân sau khi bị bệnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực do nhiều nguyên nhân, lưng đau, gối mỏi, suy nhược năng lực tình dục, di mộng tinh, xuất tinh sớm, muộn con…   Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. (Lycium chinense mill). Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già)…, điều đó cho thấy giá trị đặc sắc của vị thuốc này.     Chuyện kể lại rằng: Vào đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể thường mệt mỏi, được quan thái y cho dùng món canh Kỷ tử nấu với Ngân nhĩ (Mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khoẻ dần được phục hồi, tinh thần trở nên tráng kiện.   Đại thi nhân Lưu Vũ Tích cũng đã từng viết thơ ca tụng công dụng của Kỷ tử: “Thượng phẩm công năng cam lộ vị, hoàn tri nhất chước khả diên niên” (công năng tuyệt diệu mùi thơm ngọt, một gáo nên hay sẽ sống lâu). Trong y thư nổi tiếng Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng “Phục Kỷ tử thọ bách niên, hành tẩu như phi, bạch phát phản hắc, xỉ lạc canh sinh, dương sự cương kiện” (uống Kỷ tử thọ trăm năm tuổi, đi lại nhanh nhẹn, tóc bạc đen lại, răng chắc, dương sự mạnh mẽ).   Tại Trung Quốc, Kỷ tử phân bố ở nhiều nơi nhưng loại được trồng ở Ninh Hạ có chất lượng cao hơn cả, người ta gọi vị thuốc này là “Minh mục tử”, có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt. Truyền thuyết kể lại rằng:   Ngày xưa ở Ninh An thuộc tỉnh Ninh Hạ có một cô gái tên là Cẩu Hồng Quả. Cha cô không may mất sớm, vì quá thương nhớ chồng mình, mẹ cô khóc nhiều đến nỗi cả hai con mắt không còn nhìn thấy gì cả. Để chữa bệnh cho mẹ, Cẩu Hồng Quả đã không quản gian lao, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận Nam Sơn hái thuốc. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, tiên ông Bạch Hồ Tử đã hiện ra và chỉ dẫn Cẩu Hồng Quả thu hái Kỷ tử về làm thuốc cho mẹ uống. Quả nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, mắt mẹ cô ngày càng sáng ra và khỏi hẳn. Vì thế, dân trong vùng gọi loại thảo dược này là “Minh mục tử” và coi đó là thứ “Linh đan diệu dược” chuyên chữa bệnh về mắt.   Theo dược học cổ truyền, Kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế. Y thư cổ Bản thảo kinh sơ viết: “Kỷ tử, nhuận nhi tư bổ, kiêm năng thoái nhiệt, nhi chuyên vu bổ thận nhuận phế, sinh tân ích khí, vi can thận chân âm bất túc, lao phiếm nội nhiệt, bổ ích chi yếu dược. Lão nhân âm hư giả thập chi thất bát, cố phục thực gia vi ích tinh minh mục chi thượng phẩm” (Kỷ tử nhuận và bổ, lại có khả năng giải nhiệt nên là vị thuốc trọng yếu để bổ thận nhuận phế, sinh dịch mới và ích khí, chuyên chữa chứng can thận âm hư mà sinh nhiệt bên trong; là vị thuốc bổ tinh, sáng mắt, được coi là thượng phẩm đối với người già vốn phần âm đã hư hao bảy, tám phần).   Y học cổ truyền cho rằng: Can là cơ quan có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, can thận đồng trị”, tinh huyết hỗ sinh. Nếu Can Thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương…   Trà kỷ tử xứng danh thiên tinh, địa tiên   Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: - Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể. - Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận. - Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan. - Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ  và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. - Hạ đường huyết. - Làm giãn mạch và hạ huyết áp. - Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tuỷ xương. - Chống oxy hoá và làm chậm sự lão hoá. - Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi. - Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư… Điều này cho thấy những nhận định về công dụng tuyệt vời của Kỷ tử của cổ nhân là hoàn toàn có cơ sở.   Để nâng cao tác dụng của trà Kỷ tử, tuỳ theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường gia thêm một số vị thuốc khác như Cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), Mạch môn và Ngũ vị tử (để cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), Thảo quyết minh, Đan sâm và Hà thủ ô ( bổ can Thận và làm hạ mỡ máu), Đương quy và Đại táo ( dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), Toan táo nhân và Ngũ vị tử ( dưỡng tâm an thần), Đông trùng hạ thảo (bổ thận trợ dương)…   Nguồn: caythuocquy.info.vn

Câu kỷ tử có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng loại quả này
16/04/2021

Câu kỷ tử có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng loại quả này

Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp da… Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử (tên khoa học Lycium barbarum L.), được thu hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam. Những năm gần đây, câu kỷ tử được ca ngợi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại bệnh đái tháo đường và thậm chí cả ung thư. Ngoài ra, loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn cản quá trình lão hóa.  Kỷ tử có một hàm lượng lớn giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao. Câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm: - Sắt - Kẽm - Chất xơ - Vitamin C - Vitamin A - Chất chống oxy hóa Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120g câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa có khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash). Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe Câu kỷ tử được nhiều chuyên gia xác nhận là có khả năng giúp tăng cường thị lực, giúp giảm cân, chống trầm cảm: 1. Tăng cường thị lực Quả kỷ tử đặc biệt giàu zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Ăn loại quả này được coi là một biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi già. Zeaxanthin trong quả mọng cũng sẽ bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím, các gốc tự do và các dạng trầm cảm khác nhau. Kỷ tử có tác dụng hỗ trợ giảm cân 2. Câu kỷ tử giúp giảm cân Câu kỷ tử có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, do vậy bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm loại quả này trong kế hoạch ăn kiêng, giảm cân. Ngoài ra, lượng đường trong kỷ tử khá thấp cùng lượng chất xơ dồi dào giúp người ăn vào vẫn cảm thấy no nhưng không cung cấp nhiều calo gây tăng cân. Bạn có thể chế biến kỷ tử thành thức uống giảm cân với công thức như sau: -10g quả khô -1 quả chanh -1/2 trái kiwi -300ml nước khoáng Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần vắt chanh lấy nước, sau đó đưa tất cả nguyên liệu vào máy rồi xay nhuyễn cùng một chút đá lạnh. 3. Câu kỷ tử có tác dụng cải thiện khả năng tình dục Từ xưa, kỷ tử đã được biết đến với khả năng hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng của quả kỷ tử trong việc: - Cải thiện khả năng tình dục - Cải thiện nồng độ testosterone - Tăng khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng - Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh. - Các bác sĩ cũng gợi ý quả kỷ tử có thể là một lựa chọn thay thế cho những phương thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra. 4. Công dụng của kỷ tử: chống trầm cảm Không những giàu vitamin B và C mà kỷ tử cũng chứa mangan và chất xơ. Tất cả các chất dinh dưỡng này sẽ làm tăng mức năng lượng tích cực của bạn. Loại quả mọng này đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chống trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc khác. 5. Thải độc gan Các loại quả mọng thường được sử dụng cùng với nhiều loại thảo mộc truyền thống khác như cam thảo và nấm linh chi trong việc làm sạch gan. Theo dân gian, kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng bức, bạn hãy pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường sinh khí nhé. Cách pha trà kỷ tử cùng long nhãn không hề phức tạp, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm: - Trà - Mật ong - Táo tàu khô - Nước đun sôi - Quả kỷ tử khô Thải độc gan với kỷ tử Cách thực hiện như sau: -Bỏ lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà) -Cho tất cả nguyên liệu vào bình -Đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5–10 phút -Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong -Rót ra ly và thưởng thức. 6. Tăng cường hệ miễn dịch Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và việc ngừa cúm luôn đi đôi với nhau. Các vitamin trong quả câu kỷ tử có tác dụng tăng cường hiệu quả của vắc-xin cúm. Điều này rất hữu ích vì biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của virus. 7. Hỗ trợ giảm đau Câu kỷ tử mang đặc tính chống viêm, có thể giúp bạn đẩy lùi một vài cơn đau, chẳng hạn như đau khớp. Dẫu vậy, vẫn còn khá ít thông tin chứng minh loại quả này sẽ đem lại tác dụng tương tự với tình trạng đau cơ bắp. 8. Câu kỷ tử làm đẹp da Bạn lo lắng về làn da sậm màu cùng những nốt thâm hay vết nhăn đáng ghét? Vậy thì đừng buồn bã nữa bởi vị cứu tinh đã xuất hiện rồi đây. Bạn có biết kỷ tử có tác dụng tốt trong việc điều trị nám da bởi chúng rất giàu vitamin C, beta-carotene và axit amin. Những hợp chất này đều giúp cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, từ đó giúp làn da trở nên sáng hồng, mịn màng. Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể nghiền nhỏ một vài quả kỷ tử và trộn cùng sữa chua. Sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt, để yên trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện việc này mỗi ngày sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất cho làn da. Chưa dừng lại ở đó, nếu đang đối mặt với tình trạng mụn xuất hiện, ngoài việc dùng sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài, bạn nên uống thêm trà câu kỷ tử để hỗ trợ từ bên trong và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột. Cách pha chế trà kỷ tử khá đơn giản cũng như dễ làm, chỉ cần những nguyên liệu sau: - 15g quả kỷ tử - Nước đun sôi. Thực hiện: -Cho kỷ tử vào bình đựng -Rót nước sôi vào -Để yên trong vòng 15 – 20 phút -Rót ra ly và thưởng thức. Sử dụng trà kỷ tử thường xuyên để giúp làm đẹp da 9. Giúp tóc nhanh dài Khi bị rụng tóc, bạn hãy nghĩ đến vitamin A nhé. Đây là loại chất có khả năng cải thiện khả năng tăng cường lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, từ đó kích thích tóc tăng trưởng kèm theo ngăn ngừa tình trạng gãy yếu. Như thông tin bài viết đã đề cập ở trên, quả kỷ tử rất giàu vitamin C. Chất dinh dưỡng này giúp hấp thu sắt, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của tóc. 10. Cải thiện sức khỏe của phổi Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ câu kỷ tử trong 4 tuần giúp giảm viêm ở phổi và tăng hoạt động của bạch cầu nhằm chống lại các bệnh về phổi như cúm, hen suyễn… 11. Điều chỉnh huyết áp Hợp chất polysacarid của quả kỷ tử được đánh giá cao ở đặc tính chống tăng huyết áp. Trên thực tế, đây là thành phần thường thấy trong các bài thuốc y học cổ truyền nhằm giúp bệnh nhân điều chỉnh huyết áp ổn định và ngăn ngừa các bệnh liên quan. Hợp chất polysacarid của quả kỷ tử được đánh giá cao ở đặc tính chống tăng huyết áp Một số bài thuốc dân gian có câu kỷ tử Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, kỷ tử đã được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian: 1. Chữa hư lao tinh quỵ, đau lưng mỏi gối Câu kỷ tử 12g, thục địa 12g, tục đoạn 9g, tầm gửi 12g. Đem sắc nước uống. 2. Chữa can thận bất túc, đau đầu hoa mắt: Câu kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh mỗi thứ lấy lượng bằng nhau. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 9g.   3. Chữa thận hư di tinh, dương ủy, xuất tinh sớm, khí huyết lưỡng suy: Câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240g; ngũ vị tử 30g; phúc bồ tử 120g; xa tiền tử 60g. Nghiền thành bột mịn, nhào với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 9g. 4. Chữa nam giới bất dục, tinh huyết bất túc: Câu kỷ tử 120g; đương quy 60g; thục địa 180g. Đem đi ngâm rượu (3kg). Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 30ml. 5. Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi: Câu kỷ tử tươi 500g, giã dập cho vào túi vải và ngâm với 2kg rượu trong bình kín, thời gian 2 tuần. Mỗi lần uống 30ml và ngày dùng 1–2 lần. 6. Thuốc bổ, chữa di tinh: Câu kỷ tử 6g, sinh khương 2g, nhục thong dong 2g. Thêm 600ml nước rồi sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Những lưu ý khi dùng câu kỷ tử Dẫu rất tốt cho sức khỏe, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến, chẳng hạn như: Tương tác với thuốc Câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng warfarin (chất làm loãng máu), bạn không nên sử dụng dược liệu này. Ngoài ra, câu kỷ tử cũng có thể gây ra tương tác xấu với thuốc trị bệnh đái tháo đường và thuốc trị huyết áp. Để đảm bảo tính an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Gây dị ứng Những người bị dị ứng phấn hoa phải tránh xa quả câu kỷ tử. Chúng có thể khiến bạn nhạy cảm ánh sáng, từ đó hình thành phát ban trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm bổ dưỡng mới để bổ sung vào chế độ ăn uống thường ngày, câu kỷ tử sẽ là một sự lựa chọn tốt. Với hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cũng như protein, kỷ tử có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn. Các bài viết của Phan Nguyễn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điểu trị, chuẩn đoán y khoa.

TRÀ KỶ TỬ – BỔ TINH, SÁNG MẮT. NHỮNG NGƯỜI HAY LƯỚT WEB, LÀM VIỆC MÁY TÍNH… AI CŨNG CẦN
16/04/2021

TRÀ KỶ TỬ – BỔ TINH, SÁNG MẮT. NHỮNG NGƯỜI HAY LƯỚT WEB, LÀM VIỆC MÁY TÍNH… AI CŨNG CẦN

Trong dân gian, Kỷ tử còn có tên là “Minh mục tử”, có nghĩa là quả sáng mắt, được ví như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lùi tuổi già)… Người chú trọng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe không thể không biết.   Kỷ tử – trà thượng phẩm dành cho mắt   Làm việc nhiều với màn hình máy tính và điện thoại là một trong những cách phá hủy thị lực nhanh nhất. Tránh tuyệt đối thì không thể, nhưng chúng ta có thể sử dụng một vài cách để trì hoãn mức độ suy giảm thị lực, ví dụ như trà kỷ tử. Theo Đông y, kỷ tử nhuận và bổ, lại có khả năng giải nhiệt nên là vị thuốc trọng yếu để bổ thận nhuận phế, sinh dịch mới và ích khí, chuyên chữa chứng can thận âm hư mà sinh nhiệt bên trong, là vị thuốc bổ tinh, sáng mắt, được coi là thượng phẩm đối với người già vốn phần âm đã hư hao bảy, tám phần.   Các thầy thuốc Đông y cho rằng: Can là cơ quan có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau. Nếu Can Thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh tình trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương…   Trà kỷ tử - thượng phẩm dành cho mắt Cách pha trà Kỷ tử bổ dưỡng Không cần cầu kỳ, chỉ cần lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là có ngay một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon. Trà kỷ tử vừa có tác dụng giải khát thay trà trong ngày lại vừa có công năng phòng trị bệnh, rất tốt cho người làm việc trí óc và phải dùng máy tính nhiều.   Theo nghiên cứu hiện đại, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: - Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể. - Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến - thượng thận. - Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan. - Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. - Hạ đường huyết. - Làm giãn mạch và hạ huyết áp. - Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tuỷ xương. - Chống oxy hoá và làm chậm sự lão hoá. - Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi. - Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…   Đơn giản lại dễ làm, một mũi tên trúng nhiều mục đích, bạn hãy thử dùng trà Kỷ tử để tận hưởng các công dụng và lợi ích cho sức khoẻ của kỷ tử.   Phan Nguyễn sưu tầm và tổng hợp

Kỷ tử hữu cơ AmaVie Foods - Nguyên liệu kỷ tử thượng hạng từ Ninh Hạ
09/04/2021

Kỷ tử hữu cơ AmaVie Foods - Nguyên liệu kỷ tử thượng hạng từ Ninh Hạ

Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. (Lycium chinense mill). Vào thời xưa, cổ nhân thường gọi câu kỷ tử bằng những mỹ danh như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già)…Kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử”, có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt.   Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của kỷ tử: - Chất chống oxy hóa tự nhiên cao - Nguồn cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu : kỷ tử chứa 18 amino acid, 8 loại đường phức polysaccharide (glucid - nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích hoạt hệ miễn dịch và hệ tim mạch), 5 loại carotenoid (trong đó có beta caroten - tốt cho mắt và da), 22 chất khoáng và nguyên tố vi lượng (phosphore,Canxi, Kali, Sắt, Kẽm, Selen; 6 vitamin : C, B2, B3, B6, B12 et E). - Giàu phytosterol (sterol thực vật), kỷ tử hỗ trợ giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp giảm viêm nhẹ. - Kỷ tử chứa protein cao hơn 13% so với lúa mì.     Tham khảo sản phẩm tại: https://pncom.vn/ky-tu-huu-co-amavie-foods-170g   Nếu search google sẽ tìm thấy rất nhiều bài ca ngợi công dụng của kỷ tử Nào là " Ăn kỷ tử đều đặn còn tốt hơn đông trùng hạ thảo" Nào là " Ăn kỷ tử sau một tháng hết luôn tóc rụng, tóc bạc, lại còn sáng mắt, bổ máu" Nào là " Kỷ tử - Thượng phẩm bảo vệ mắt cho người dùng máy tính nhiều"   Không phải tự nhiên mà kỷ tử được sử dụng nhiều trong các thang thuốc Đông y cổ truyền. Cổ nhân thường dùng trà Kỷ tử để bồi bổ cơ thể và phòng chống tích cực các chứng bệnh như suy nhược toàn thân sau khi bị bệnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực do nhiều nguyên nhân, lưng đau, gối mỏi, suy nhược năng lực tình dục, di mộng tinh, xuất tinh sớm, muộn con…   Trong y thư nổi tiếng Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng “uống Kỷ tử thọ trăm năm tuổi, đi lại nhanh nhẹn, tóc bạc đen lại, răng chắc, dương sự mạnh mẽ".   24 Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và sắc đẹp : Y học hiện đại cũng đã chứng minh, kỷ tử sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp, tiêu biểu là những tác dụng dưới đây: Chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ Tăng cường hệ miễn dịch Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư Làm giảm tác dụng phụ của quá trình hoá trị và xạ trị Sản sinh ra máu, cải thiện tình trạng thiếu máu Bổ phổi, cải thiện các bệnh về hô hấp Tăng cường, cải thiện trí nhớ Cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh Bảo vệ và tăng cường chức năng gan Giảm đường huyết, hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường Giảm mỡ máu, giảm huyết áp Chống mệt mỏi Tốt cho hệ tiêu hoá Tăng sinh lý, cải thiện sức khỏe sinh sản Bổ mắt, sáng mắt Giúp ngủ ngon Bảo vệ DNA quý cho cơ thể Có tác dụng giảm nhẹ đối với chứng viêm dị ứng Phòng chống sưng đau nhức viêm khớp Cải thiện tinh thần,giảm stress và trầm cảm Detox thải độc  Đẹp da (cải thiện da bị nám, bị mụn) Giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe Giảm cân   Dùng kỷ tử như thế nào ? Kỷ tử có thể ăn trực tiếp, pha trà, ăn kèm ngũ cốc ăn sáng, làm smoothies, trộn salads,  nấu lẩu, nấu gà tần, nấu chè, làm bánh...  Trà kỷ tử Nguyên liệu: 15g kỷ tử, nước sôi Cách làm: Cho kỷ tử vào ấm hoặc ly pha trà rồi rót nước sôi vào, ngâm khoảng 10 - 15 phút, rót ra rồi thưởng thức. Cách pha trà táo đỏ kết hợp kỷ tử Nguyên liệu: 2 trái táo, 5 trái kỷ tử Cách làm: Rửa táo đỏ và kỷ tử với nước sạch. Cắt táo thành lát. Cho táo và kỷ tử vào tách. Rót khoảng 200ml nước sôi rồi đậy nắp lại. Hãm trong khoảng 10 phút rồi thưởng thức.   Điểm nổi trội của kỷ tử hữu cơ Amavie  ✔️Kỷ tử hữu cơ của thương hiệu AMAVIE có xuất xứ từ Ninh Hạ (Trung Quốc), vùng trồng kỷ tử lớn nhất và nổi tiếng nhất của thế giới tại Ninh Hạ. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, cộng với truyền thống trồng kỷ tử hơn 600 năm lịch sử, chất lượng của kỷ tử vùng Ninh Hạ được đánh giá tốt nhất và ngon nhất trong số các vùng trồng kỷ tử của Trung Quốc.    ✔️So với các loại kỷ tử xuất xứ từ Ninh Hạ, Kỷ tử hữu cơ Amavie Foods là loại kỷ tử cao cấp, size lớn, hương vị thơm ngon, vượt trội.    ✔️Kỷ tử hữu cơ Amavie có lượng đường thấp, không bị kết dính với nhau, tốt hơn cho sức khỏe người dùng.   ✔️Kỷ tử hữu cơ Amavie là SẢN PHẨM HỮU CƠ chứng nhận theo tiêu chuẩn EU (Châu Âu), USDA (Mỹ), Jas (Nhật bản) nên cam kết  AN TOÀN CHO SỨC KHỎE   - KHÔNG PHÂN BÓN HOÁ HỌC - KHÔNG THUỐC TRỪ SÂU - KHÔNG THUỐC DIỆT CỎ - KHÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - KHÔNG THUỐC KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG - KHÔNG CHẤT PHỤ GIA - KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN   Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng kỷ tử Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú không nên dùng kỷ tử thường xuyên và quá nhiều. Khi dùng quá nhiều, kỷ tử có hàm lượng salen cao, dư thừa salen có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Kỷ tử chứa betaine, một chất đạm hữu cơ có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.  Trong trường hợp đang điều trị bệnh, để tránh tương tác hoặc tránh giảm tác dụng của các loại thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.   Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.    Chứng nhận hữu cơ EU, USDA, JAS     Tham khảo sản phẩm tại: https://pncom.vn/ky-tu-huu-co-amavie-foods-170g

popup

Số lượng:

Tổng tiền: