Ngày Trái Đất bắt nguồn từ Mỹ, là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị môi trường tự nhiên của Trái Đất.
Ngày 21/03/1970, ông John McConnell, một nhà xã hội học đã vận động tôn vinh và đề xuất ra Ngày Trái đất. Cuộc vận động đã nhận được sự ủng hộ của Thành phố San Francisco Mỹ và sau đó là Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc đương thời, ông U Thant.
Tuy nhiên, sau đó một bộ phận lớn những người ủng hộ Ngày Trái đất cho rằng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, tức là ngày 22/04 hàng năm.
Ngày 22/04/1970, Thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wiscosin Mỹ, Gaylord Nelson đã phát động Ngày Trái đất và nhận được sự tham giả của 20 triệu người. Nelson là người tích cực tham gia ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được coi như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng ca ngợi Nelson về những hoạt động ông đã làm cho Trái Đất: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn". 15 năm sau khi về hưu, năm 1995, ngài Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông trong bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất.
Thời gian đầu, Ngày Trái Đất đầu chỉ được biết tới tại Hoa Kỳ cho đến khi Denis Hayes, điều phối viên toàn quốc, đã đưa sự kiện này lên tầm quốc tế vào năm 1990 với việc đồng tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm ở 141 quốc gia.
Hiện nay, Ngày Trái đất được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia. Nhiều nơi trên thế giới còn tổ chức Tuần Trái Đất, với rất nhiều hoạt động xoay quanh các vấn đề mà Trái Đất đang phải trải qua.
Đến năm 2009, ngày 22 tháng 4 hàng năm chính thức được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day) hay Ngày Trái đất.
Các hoạt động thường thấy trong ngày Trái Đất bao gồm: các sự kiện mittinh kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với các vấn đề cụ thể mà Trái Đất đang gặp phải, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. Ngày Trái đất là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.
Các hoạt động thường thấy trong ngày Trái Đất bao gồm: các sự kiện mittinh kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với các vấn đề cụ thể mà Trái Đất đang gặp phải, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. Ngày Trái đất là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.
Bảo vệ Trái Đất không chỉ là nhiệm vụ của Ngày Trái Đất, mà đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta mỗi ngày để giữ gìn Trái Đất cho chúng ta và cho thế hệ tương lai. Một trong những cách có thể thực hiện được mỗi ngày đó là trở thành những người tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh để an toàn cho sức khỏe, bảo vệ cho Trái Đất.
Vậy tiêu dùng xanh là gì?
Tiêu dùng xanh là việc sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của con người, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên.
Tiêu dùng xanh đang là xu hướng của người tiêu dùng trên toàn thế giới và đang được coi như một tiêu chuẩn trong việc sản xuất các sản phẩm dành cho con người. Người tiêu dùng hiện nay đã sẵn lòng trả cao hơn để sở hữu những sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững.
Như thế nào được gọi là “sản phẩm xanh” trong hệ sinh thái tiêu dùng xanh?
Sản phẩm xanh bao gồm tất cả các sản phẩm dành cho con người trong mọi ngành hàng như thực phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc sức khỏe, gia dụng,.… được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, hữu cơ ít gây hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Sản phẩm organic, hay sản phẩm hữu cơ chính là một trong những sản phẩm xanh tiêu biểu. Quy trình sản xuất các sản phẩm organic đảm bảo nguồn nguyên liệu 5 KHÔNG: KHÔNG thuốc trừ sâu, KHÔNG phân bón hóa học, KHÔNG thành phần biến đổi gen, KHÔNG thuốc diệt cỏ. Đặc biệt, hầu hết các nhà máy, nông trường sản xuất thực phẩm hữu cơ đều sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm thấp nhất cho bầu khí quyển, trả lại sự “tự nhiên” nhất cho Trái Đất.
Phân biệt sản phẩm organic với các sản phẩm khác như thế nào?
Các sản phẩm organic là những sản phẩm đã được kiểm định gắt gao, được cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ từ các tổ chức hữu cơ uy tín trên thế giới như USDA Mỹ, EU Châu Âu, AB Pháp, JAS Nhật Bản, KOS Hàn Quốc,…..Các sản phẩm khi đạt chứng nhận organic không chỉ được đánh giá lần đầu mà sẽ được thường xuyên định kỳ kiểm tra để đánh giá lại mức độ hữu cơ trong toàn bộ quy trình sản xuất, từ nguồn nguyên liệu, nước, đất, không khí cho tới nhà máy sản xuất, quy trình chế biến, đóng gói….. Nếu có một trong số các yếu tố không đạt chuẩn sản phẩm hữu cơ, sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng sẽ không được dán mác hữu cơ.
Vì thế, nếu có sản phẩm nào doanh nghiệp tự cho là sản phẩm hữu cơ hoặc có nguồn nguyên liệu phát triển theo hướng hữu cơ, nhưng trên bao bì sản phẩm không có nhãn mác được kiểm định bởi các tổ chức uy tín, thì sản phẩm đó cũng không được coi là sản phẩm organic.
Hãy bảo vệ Trái Đất từ những hành động nhỏ mỗi ngày của chúng ta!
Tham khảo các sản phẩm hữu cơ tại link: https://pncom.vn/